Lược sử Giáo xứ Bến Gỗ
Quá trình hình thành và phát triển
Năm 1630, một số giáo dân đến vùng đất Bến Gỗ – Thủy Chân Lạp sinh sống và hình thành nên các họ đạo.
Năm 1692, Đức Cha Francois Perez quy tụ các họ đạo này và lập nên Giáo xứ Bến Gỗ thuộc Giáo phận Đàng Trong. Thời gian đầu, Giáo xứ Bến Gỗ dựng một nhà thờ tạm để làm nơi dâng lễ và cầu nguyện.
Năm 1844, Giáo phận Đàng Trong được tách thành hai Giáo phận: Giáo phận Tây Đàng Trong và Giáo phận Đông Đàng Trong. Giáo xứ Bến Gỗ thuộc Giáo phận Tây Đàng Trong.
Năm 1882, dưới sự coi sóc của các Cha Thừa Sai, cộng đoàn Giáo xứ Bến Gỗ xây dựng nhà thờ mới bằng gạch và gỗ (11m x 29m).
Năm 1924, Giáo phận Tông Tòa Tây Đàng Trong được đổi tên thành Giáo phận Sài Gòn. Qua các thời quý Cha quản xứ, bên cạnh việc nuôi dưỡng đời sống đức tin ngày càng lớn mạnh, cộng đoàn Bến Gỗ đã xây dựng nhà thờ bằng vật liệu kiên cố (1932).
Ngày 24.11.1960, Đức Giáo Hoàng Gioan XXIII thiết lập Hàng Giáo Phẩm Việt Nam và Giáo phận Sài Gòn thành Tổng Giáo phận Sài Gòn. Năm năm sau, Giáo phận Xuân Lộc được thành lập và Giáo xứ Bến Gỗ thuộc giáo hạt Biên Hòa, Giáo phận Xuân Lộc.
Năm 1969, Cha Gabriel Nguyễn Khắc Thành được bổ nhiệm làm chánh xứ tiên khởi của Giáo xứ Bến Gỗ thuộc Giáo phận Xuân Lộc. Hai năm sau, Cha Phaolô Lê Văn Diệu đến phụ trách Giáo xứ. Cha Phaolô quy hoạch và hoàn thiện các cơ sở vật chất xung quanh làm cho nhà thờ trở nên khang trang hơn.

Nhà thờ Bến Gỗ 1974
Năm 1975, Cha Phêrô Huỳnh Văn Vinh kế nhiệm Cha Phaolô coi sóc Giáo xứ Bến Gỗ. Cha Phêrô và cộng đoàn xây lại nhà thờ mới năm 1982.
Năm 1996, Cha Longinô Nguyễn Thới Mậu thay thế Cha Phêrô phụ trách Giáo xứ. Cha Longinô cùng cộng đoàn Bến Gỗ trùng tu nhà thờ và xây nhà xứ mới.
Năm 2003, Cha Philipphê Lê Văn Năng đến quản nhiệm Giáo xứ Bến Gỗ.
Hai năm sau 2005, Cha Phanxicô Xaviê Phan Chiếm về coi sóc cộng đoàn và Cha giúp giáo dân Bến Gỗ xây các tượng đài, nhà mục vụ và thư viện. Hiện nay, dưới sự hướng dẫn của Cha Phanxicô Xaviê, cộng đoàn Bến Gỗ đã phát triển về mọi mặt và ngày càng liên đới trong tình hiệp nhất yêu thương.
Địa dư: Đông giáp Rạch Suối; Tây giáp sông Đồng Nai; Nam giáp rạch nhánh sông Đồng Nai; Bắc giáp khu công nghiệp Biên Hòa 2.
Diện tích: 26,7 km2
Dân Số: 39.400 người – 1.331 gia đình công giáo, gồm 5.412 giáo dân – Tỷ lệ: 14%
Linh mục quản xứ:
Montmayeur, Laliement, Thiriez, Thành, Chiêu (1882 – 1895)
Cha Kiểm (1895 – 1897)
Andrê Hồ Bảo Nuôi (1897 – 1902)
Cha Ackermina (1902 – 1903)
Philiphê Saul (1903 – 1919)
Andrê Giảng (1919 – 1922)
Sebastien Chánh (1922 – 1925)
Phaolô Nguyễn Chánh Tâm (1922 – 1925)
Andrê Miều (1925 – 1927)
Gioan Baotixita Hưởn (1927 – 1933)
Phêrô Bùi Hữu Năng (1933 – 1934)
Gioan Baotixita Bạch (1934 – 1936)
Antôn Nguyễn Minh Nhiệm (1936 – 1939)
Phêrô Nguyễn Vĩnh Tiến (1939 – 1949)
Phaolô Nguyễn Văn Thiên (1949 – 1953)
Micae Nguyễn Khoa Học (1953 – 1957)
Matthêu Trịnh Tấn Hớn (1957 – 1971)
Gabriel Nguyễn Khắc Thành (1969 – 1971)
Phaolô Lê Văn Diệu (1971 – 1975)
Phêrô Huỳnh Văn Vinh (1975 – 1996)
Longinô Nguyễn Thới Mậu (1996 – 2003)
Philipphê Lê Văn Năng quản nhiệm (2003 – 2005)

Linh mục đương nhiệm: Phanxicô Xaviê Phan Chiếm (2005 -)

Cha Phó: Vincentê Đỗ Minh Thăng

Thánh bổn mạng: Đức Mẹ Vô Nhiễm Nguyên Tội (08.12)
Ngày chầu lượt: Chúa Nhật đầu tháng 7
Dòng tu trong Giáo xứ hiện nay: Mến Thánh Giá Thủ Thiêm – Cộng đoàn Bến Gỗ
Thống kê
Năm | 1974 | 1984 | 1994 | 2004 | 2013 |
Giáo dân | 1.492 | 2.250 | 3.155 | 4.120 | 5.412 |
Gia đình | 233 | 351 | 775 | 1.013 | 1.331 |
Tu sĩ | 7 | – | 2 | 3 | 3 |
Nguồn : Website GP Xuân Lộc (1/5/2015)
Xem thêm

ĐÔI NÉT GIỚI THIỆU VỀ GIÁO XỨ BẾN GỖ
< Nguồn : Website GP Xuân Lộc >
Năm 2012, nhân kỷ niệm 320 năm thành lập Giáo xứ (1692-2012), Đức cha chính Đaminh đã chọn nhà thờ Bến Gỗ là một trong những điểm hành hương của Giáo phận trong Năm Đức Tin. Tập TTLM kỳ này, xin được giới thiệu đôi nét về giáo xứ Bến Gỗ, một trong những giáo xứ kỳ cựu nhất của giáo phận, như một hành trình tìm về cội nguồn, đồng thời tri ân các vị thừa sai đã gieo rắc hạt giống Tin Mừng trên cánh đồng Giáo phận.
1. Hình thành
Từ năm 1641-1645 cũng như những năm sau đó, có nhiều Kitô hữu chạy trốn các cuộc cấm đạo của chúa Nguyễn, và cùng với cuộc khai phá đất phương Nam (1698), nhiều người đã đến vùng Thủy Chân Lạp: Chợ Quán, Đông Phố (Gia Định), Lái Thiêu, Bar-Ya hay Ba-ria (Bà Rịa), Dou-nai (Đồng Nai), Ben-go (Bến Gỗ), Dat-do (Đất Đỏ)… để giữ đạo và làm ăn sinh sống và những người Công giáo đã quy tụ lại thành những cộng đoàn đầu tiên[1].
Lịch sử ghi nhận: năm 1692, Đức cha Francois Perez[2] đã từng kinh lý các họ đạo tại vùng Bến Gỗ. Theo cha Adrian Launay, vào năm 1747, tại Bến Gỗ có hai cộng đoàn, một cộng đoàn do các cha thuộc Hội Thừa sai Paris coi sóc, có 200 giáo hữu; một do các cha dòng Tên coi sóc, có 250 giáo hữu. Năm 1773, do đoản sắc giải thể dòng Tên Dominus ac Redemptor của ĐGH Clêmentê XIV, hai cộng đoàn Bến Gỗ sát nhập làm một hình thành nên Giáo xứ Bến Gỗ như ngày nay.
Từ năm 1659, Bến Gỗ thuộc Giáo phận Đàng Trong. Đến năm 1844, ĐTC Gregorius XVI chia giáo phận Đàng Trong thành 2 giáo phận Đông Đàng Trong (Quy Nhơn) và Tây Đàng Trong (Sài Gòn)[3]. Giáo xứ Bến Gỗ thuộc hạt Tân Triều, giáo phận Tây Đàng Trong. Sau khi Đức Chân phước Giáo hoàng Gioan XXIII thiết lập Hàng Giáo phẩm Việt Nam (ngày 24-11-1960), Bến Gỗ thuộc Tổng giáo phận Sài Gòn (tên gọi Sài Gòn có từ năm 1924). Đến ngày 14-10-1965, khi Đức Phaolô VI ban sắc chỉ thành lập giáo phận, Bến Gỗ chính thức thuộc giáo phận mới Xuân Lộc và thuộc giáo hạt Biên Hòa cho đến ngày nay.
Như thế, ít nhất là vào năm 1692, do việc Đức Giám mục Francois Perez đi kinh lý các họ đạo vùng Bến Gỗ, cho thấy cộng đoàn giáo xứ Bến Gỗ đã hiện diện trên mảnh đất thân yêu này.
2. Các cha Chánh xứ
Do các biến động của thời cuộc và thiên tai lụt lội… và chuyển đổi địa điểm nhà thờ, các sổ sách lưu giữ đã bị hư hại nhiều. Nay chỉ còn lưu giữ sổ sách từ năm 1882 theo đó các Cha xứ theo danh sách sau:
– Các Cha: Montmayeur, Lallement, Thirier, Thành, Chiêu: phục vụ từ năm 1882-1895. Công trình để lại: xây cất nhà thờ tạm tại bờ sông.
– Cha Kiểm: 1895-1897
– Cha Nuôi: 1897-1902
– Cha Ackermina: 1902-1903
– Cha Philipphê Nguyễn Văn Sau: 1903-1919
– Cha Andre Giảng: 1919-1922
– Cha Sebastien Chánh và cha Phaolô Nguyễn Chánh Tâm: 1922-1925
– Cha André Miều: 1925-1927
– Cha Gioan Batixita Hưởn: 1927-1933 với công trình xây cất nhà thờ năm 1932
– Cha Phêrô Bùi Hữu Năng: 1933-1934
– Cha Gioan Batixita Bạch: 1934-1936
– Cha Antôn Nguyễn Minh Nhiệm: 1936-1939
– Cha Phêrô Nguyễn Vĩnh Tiến: 1939-1949
– Cha Phaolô Nguyễn Văn Thiên: 1949-1953
– Cha Micae Nguyễn Khoa Học1953-1957
– Cha Matthêu Trịnh Tấn Hớn: 1957-1971
– Cha Phaolô Lê Văn Diệu: 1971-1975
– Cha Phêrô Huỳnh Văn Vinh: 1975-1996 với công trình xây nhà thờ năm 1982
– Cha Longinô Nguyễn Thới Mậu: 1996-2003, trùng tu nhà thờ và xây nhà xứ
– Cha Philipphê Lê Văn Năng: quản nhiệm 2003-2005.
– Từ năm 2005, cha Chánh xứ Phanxicô Xaviê Phan Chiếm: xây nhà mục vụ, các tượng đài và thư viện…
3. Bến Gỗ ngày nay
Nhà thờ Bến Gỗ hiện tọa lạc tại số 11E, Thái Hòa, Long Bình Tân, Biên Hòa. Giáo xứ nhận Đức Mẹ Vô Nhiễm làm Bổn mạng. Tính đến cuối năm 2012, Bến Gỗ có 5.140 giáo dân (1.294 gia đình). Năm vừa qua, có 156 người được rửa tội (gồm 140 trẻ đạo gốc và 16 tân tòng).
Tỉ lệ giáo dân chỉ vào khoảng 8% dân số địa phương. Trên địa bàn giáo xứ có các tôn giáo bạn sinh hoạt ổn định và có tổ chức: Tin Lành, Cao Đài, Phật giáo, tế đình dân gian… Hiện nay, người dân địa phương đã mất dần quan niệm “theo Đạo là bỏ ông bà”, nhiều bạn trẻ đã kết hôn với người Công giáo. Vấn đề bác ái xã hội, khuyến học, giao lưu được quan tâm. Hằng năm, có ngày họp mặt các tân tòng từ năm 1975 đến nay, với Bổn mạng là thánh Phaolô Tông đồ trở lại (ngày 25/01).
Giáo xứ có các giới và nhiều đoàn thể Công giáo hoạt động: Dòng Ba Đaminh, Gia đình Thánh Tâm, Hội Dòng MTG Thủ Thiêm, Tác viên Tin Mừng…
Chúng ta cùng hy vọng với chương trình Ngũ niên “Canh tân đời sống Đức Tin – Gia đình và Giáo xứ trở thành Gia đình của Thiên Chúa” được thúc đẩy bởi Năm Đức Tin của Giáo hội hoàn vũ, Bến Gỗ, nơi có một truyền thống Đức Tin lâu đời của Giáo phận, sẽ trở thành một cộng đoàn Đức Tin sống động để giới thiệu Chúa Kitô và Tin Mừng tình yêu của Người cho một số đông đảo anh chị em lương dân chung quanh.
[1] X. Giáo hội Công giáo Việt Nam – Niên giám 2004, Văn Phòng Tổng Thư Ký HĐGMVN biên soạn, NXB Tôn Giáo, Hà Nội 2004.
[2] Đc Francois Perez: sinh 1643, GM. 1687, hiệu tòa Bugie, từ trần ngày 9-9-1728 tại Mỹ Xuyên (theo Sđd, trang 264).
[3] Sđd, trang 693-694.
………………………………………

SƠ LƯỢC VỀ GIÁO XỨ BẾN-GỖ
Nhân ngày mừng lễ Đức Maria Vô Nhiễm quan thầy giáo xứ
Nguồn : “Giáo xứ Bến Gỗ mừng lễ Đức Maria Vô Nhiễm quan thầy giáo xứ“
Xem hêm : [Hình ảnh Gx Bến Gỗ mừng lễ Đức Maria Vô Nhiễm quan thầy giáo xứ] (8/12/2012)
Ngày 08/12/2012, lễ trọng kính ĐỨC MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI,bổn mạng của giáo xứ BẾN-GỖ, cha chánh xứ PHANXICO XAVIE PHAN CHIẾM, đã chọn ngày này đễ làm cột mốc thời gian mừng kỷ niệm 320 thành lập giáo xứ(1692-2012) Chúng ta cùng nhìn lại đôi nét lịch sử hình thành và phát triển của Gx bến-gỗ có những điểm mốc quan trọng sau:
1-Từ năm 1641-1645 nhiều kito hữu chạy trốn cuộc cấm đạo của chúa nguyễn đến vùng thủy-chân-lạp, chợ-quán, đông-phố(gia-định),lái thiêu, bến-gỗ để làm ăn sinh sống và quy tụ thành những cộng đoàn đầu tiên.
2-Từ sắc chỉ cấm đạo của nhà Nguyễn 1630-1665 và cuộc khai phá đất phương nam(1698) các kito hữu đã đến vùng đất Bar-ria(bà-rịa), Dou-nai(đồng-nai), Ben-Go(bến gỗ), Dat-Do(đất đỏ)…..để yên bề sinh sống và giữ đạo.
3-Năm 1692 Đức Cha Francois Perez kinh lý các họ đạo tại vùng Bến -Gỗ, sau này các họ đạo vùng Bến-Gỗ hợp nhất thánh Gx.Bến-Gỗ.
4-như thế năm 1659 vùng bến -gỗ thuộc giáo phận đàng trong.
5-Năm 1844, giáo phận đàng trong được tách ra làm hai giáo phận, giáo xứ bến gỗ thuộc giáo phận tây đàng trong,(Sài-Gòn) và giáo phận tân-triều (Biên-Hòa).
6-Từ năm 1924,giáo phận Tông tòa tây đàng trong được đổi tên thành giáo phận tông tòa sài-gòn .
7- Ngày 24/11/1960 đức giáo hoàng Gioan XXIII thiết lập hàng giáo phẩm việt nam, giáo phận sài-gòn được nâng lên thành Tổng giáo phận Sài-Gòn.
8-Năm 1965 Tòa thánh thành lập giáo phận XUÂN-LỘC,tách ra từ tổng giáo phận sài-gòn, và giáo xứ bến gỗ thuộc giáo hạt Biên-Hòa,Giáo phận xuân-lộc.
Như thế ít nhất là vào năm 1692, do việc đức giám mục Francois Perez đi kinh lý các họ đạo vùng bến-gỗ,cộng đoàn bến-gỗ đã hện diện trên mảnh đất thân yêu này cho đến ngày hôm nay.
Theo sách sử còn ghi lại được từ năm 1882 đến nay có 28 linh mục đến coi sóc gx bến gỗ trong vai trò là cha xứ hoặc cha phó.
DANH SÁCH CÁC LINH MỤC ĐẾN COI XỨ TỪ NĂM 1882 ĐẾN NAY:
1-17/07/1882: CHA PIÈRE MONTMAYEUR
2-…………….: CHA PAUL LALLEMENT
3-…………….:CHA GIOAN THIRIEZ
4-27/08/1882 :CHA GABRIEL THÀNH
5-……….1890: CHA PHERO CHIÊU
6-26/10/1895 : CHA GIUSE KIỂM
7-04/04/1897 : CHA PHANXICO NUÔI
8-20/09/1902 : CHA ACKERMINA
9-10/06/1903 : CHA PHILIPHE NGUYỄN VĂN SAU (RIP BG)
10-06/04/1919: CHA ANDRE NGUYỄN VĂN GIẢNG
11-26/03/1922: CHA SEBASTIEN TRẦN VĂN CHÁNH
12-28/09/1922: CHA PHAOLO NGUYỄN CHÁNH TÂM
13-22/02/1925: CHA ANDRE NGUYỄN VĂN MIỀU
14-22/09/1937: CHA GIOAN B TRẦN VĂN HƯỞN
15-09/05/1933: CHA PHERO BÙI HỮU NĂNG
16-19/09/1934: CHA GIOAN B TRẦN VĂN BẠCH
17-22/04/1936: CHA ANTON NGUYỄN LINH NHIỆM
18- 27/11/1939: CHA PHERO NGUYỄN VĨNH TIÊN
19-29/10/1949: CHA PHERO TRẦN VĂN THIÊN
20-12/10/1953: CHA MICAEL NGUYỄN KHOA HỌC
21-25/04/1957: CHA MATHEU TRỊNH TẤN HỚN
22-……….1970: CHA GIOAN KIM NGUYỄN VĂN QUỚI
23-27/02/1971: CHA PHAOLO LÊ VĂN DIỆU
24-01/06/1975: CHA PHERO HUỲNH TẤN VINH
25-17/06/1996: CHA LONGINO NGUYỄN THỚI MẬU
26-07/12/2003: CHA PHILIPHE LÊ VĂN NĂNG
27-09/07/2005: CHA PHANXICO XAVIE PHAN CHIẾM
28-25/09/2010: CHA GIUSE ĐOÀN XUÂN LINH (PHÓ XỨ)
-trước năm 1882 chắc chắn còn nhiều cha khác nữa, nhưng do hoàn cảnh của lịch sử mà sử sách đã bị thất lạc nên không còn lưu lại.
* đến nay giáo xứ đã có các ơn gọi phục vụ cho giáo hội.
1- cha phê rô TRẦN-VĂN-THÌ
2- cha phanxico PHAN-VĂN-THĂM
3-cha Clemente NGUYỄN-VĂN-THẠCH
4-cha martino LÊ-NGỌC-ẨN
5-cha phê rô NGUYỄN-VĂN-ĐỨC
*15 nữ tu đang phục vụ trong các hội dòng phaolo,MTG thủ thiêm,MTG chợ quán, nữ tỳ thánh thể.
* 2 chủng sinh đang theo học tại đại chủng viện thánh giuse xuân-lộc.
* 10 nam nữ dự tu đang tìm hiểu ơn gọi nơi các dòng, MTG thủ thiêm,MTG chợ quán, dòng đa minh, dòng donbosco,dòng thánh thể, dòng biển đức.
* hiện nay gx đang được hướng dẫn do cha chánh xứ phanxico xavie phan-chiếm, phụ giúp ngài là cha martino lê-ngọc-ẩn (từ vương quốc bỉ về nghỉ hưu)và 3 sơ dòng MTG thủ thiêm.
* Cùng cộng tác với ngài có ban hành giáo trên 80 vị phụ trách 11 giáo họ, 5 giới và 3 đoàn thể.
* Số gia đình công giáo là 1,300 gia đình = 5200 người so với dân địa phương không công giáo là 39,000 người chiếm tỷ lệ là 13,5%
*Gx. bến -gỗ trải rộng trên diện tích 27km2 bao gồm 1 phần phường long bình tân, và 2 xã an hòa, long hưng Tp.biên hòa.
*GX. có 2 giáo họ truyền giáo là giáo họ an hòa và long hưng.